【Bộ câu hỏi và đáp án】Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Sửa đổi, bổ sung năm 2020

CÂU HỎI : 【Bộ câu hỏi và đáp án】Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Sửa đổi, bổ sung năm 2020

(Trả lời bên dưới)

BỘ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN (PHẦN 1)

(Về Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Sửa đổi, bổ sung năm 2020)

------------------------------------

Câu hỏi 1. Xin hỏi, thế nào là vi phạm hành chính? Các biện pháp xửlý vi phạm hành chính được Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như thế nào?

Trả lời: Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính tại kỳ họp thứ 3. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 2 quy định về vi phạm hành chính và biện pháp xử lý vi phạm hành chính như sau:

1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạmquyđịnhcủa pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của phápluật phảibị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạmphápluật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồmbiện phápgiáodụctạixã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưavàocơsởcai nghiện bắt buộc.

Câu hỏi 2. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúngquyđịnhcủa pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, kháchquan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cánhân,tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:

a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các Điều 90, 92, 94 và 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Câu hỏi 3. Có ý kiến cho rằng người dưới 16 tuổi vi phạm pháp luật hành chính sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Ý kiến này đúng hay sai? Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định cụ thể về vấn đề này như thế nào?

Trả lời: Ý kiến trên là sai. Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Như vậy, chỉ những người dưới 14 tuổi và người từ 14 đến dưới 16 tuổi vi phạm pháp luật hành chính do lỗi vô ý thì không bị xử phạt vi phạm pháp luật hành chính. Tuy nhiên, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.

Câu hỏi 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như thế nào?

Trả lời: Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hiệu xử phạt viphạm hành chính như sau:

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau: Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá;chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hang hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;

2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơquan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

 4. Trong thời hạn được quy định tại Điểm a và Điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Câu hỏi 5. T hiện đang 12 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự. Đề nghị cho biết theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với T được quy định như thế nào?

Trả lời: Điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 90. Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản1 Điều 90 là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự. Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm2012, thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với T là 01 năm kể từ ngày T thực hiện hành vi vi phạm trên.

Câu hỏi 6. Đề nghị cho biết Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Câu hỏi 7. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy đinh cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.

2. Thời gian ban đêm để tính thời hạn, thời hiệu là từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau. (Điều 8 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Câu hỏi 8. Phụ nữ mang thai, người già yếu vi phạm pháp luật hành chính có là tình tiết giảm nhẹ không? Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, phụ nữ mang thai, người già yếu vi phạm pháp luật hành chính được coi là tình tiết giảm nhẹ. Ngoài ra, Điều 9 còn quy định các tình tiết giảm nhẹ khác như sau:

1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

5. Người vi phạm hành chính là người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Câu hỏi 9. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các tình tiết tăng nặng như thế nào?

Trả lời: Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các tình tiết sau là tình tiết tang nặng: Theo Khoản 1 Điều 10, những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính; d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;

g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khan đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;

h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;

m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 10 cũng quy định: Tình tiết quy định trên đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Câu hỏi 10. Tôi đọc báo thì được biết có những trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết. Xin hỏi, tình thế cấp thiết là gì? Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời: Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Câu hỏi 11. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm?

Trả lời: Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.

2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

3. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.

4. Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

5. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.

6. Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.

7. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.

8. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

9. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

10. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

11. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. 

12. Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Câu hỏi 12. Vấn đề bồi thường thiệt hại được Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 13 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

1. Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 13. Vi phạm hành chính rất dễ xảy ra trong đời sống hàng ngày, xin hỏi, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như thế nào về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Điều 14 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

1. Cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình.

2. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.

Câu hỏi 14. Xin hỏi, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính như sau:

1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 

2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 15. Hiện nay, một số người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính khi thực thi nhiệm vụ có thái độ sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm. Xin hỏi, để phòng, chống hiện tượng này, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Điều 16 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính như sau:

1. Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu hỏi 16. Đề nghị cho biết, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Khoản 1 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Trục xuất.

Câu hỏi 17. Nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Trả lời:

1. Hình thức cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

2. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

Câu hỏi 18. Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp nào?

Trả lời: Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Cảnh cáo được áp dụng đốivới cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

Câu hỏi 19. Mức phạt tiền tối thiểu và tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính được quy định là bao nhiêu? Tại khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, thì có thể áp dụng mức phạt tiền cao hơn mức phạt chung áp dụng đối với cùng một hành vi vi phạm không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, tuy nhiên theo quy định tại Khoản3 Điều 24 của Luật này, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy địnhtại các luật tương ứng. Như vậy, Luật đã tăng mức phạt tối thiểu và tối đa nhằm bảo đảm hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính, đáp ứng yêu cầu phòng, chống vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay. Mức phạt tối thiểu được điều chỉnh từ 10.000 đồng lên 50.000 đồng, mức phạt tối đa được điều chỉnh lên 2.000.000.000 đồng. Mức phạt tối đa đến 2.000.000.000 đồngchỉ được áp dụng đối với tổ chức trong các lĩnh vực: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường. Xuất phát từ yêu cầu quản lý đô thị ở các thành phố trực thuộc trung ương, vi phạm hành chính phổ biến, diễn biến phức tạp và thường gây ra hậu quả lớn do mật độ dân cư cao, để bảo đảm việc xử lý hành vi vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực như giao thông đường bộ, bảovệmôitrường, an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc trung ương đạt hiệu quả, khoản 1 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 ghi nhận cơ chế xử phạt đặc thù đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó, đối với khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, mức phạt tiền trong lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội có thể được quy định cao hơn nhưng không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm đã được quy định tại nghị định của Chính phủ.

Câu hỏi 20. Theo quy định pháp luật, việc áp dụng hình thức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính thường quy định bằng một khung tiền phạt nhất định. Xin hỏi mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức nào của khung tiền phạt đó (cao nhất, thấp nhất hay mức trung bình)?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng 11 không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. 

Ví dụ, theo quy định của pháp luật, người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng (Điểm a Khoản3 Điều 8 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ). Như vậy, đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h sẽ bị phạt là 700.000đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm dưới 600.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá 800.000 đồng.

Câu hỏi 21. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực như sau:

1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:

a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;

c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quảnlý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;

d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;

đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan,thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;

e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;

g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;

h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;

i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;

k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.

2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại mục 1 nêu trên đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.

Câu hỏi 22. Đối với những lĩnh vực mới chưa quy định mức phạt tiền tối đatại Luật xử lý vi phạm hành thì sẽ do cơ quan nào quy định?

Trả lời: Để bảo đảm sự linh hoạt và bao quát, không bỏ sót các vi phạm, theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Mức phạt tiền tối đa đối với các lĩnh vực mới không được vượt quá mức phạt tối đa đã được Luật xử lý vi phạm hành chính quy định là 2.000.000.000 đồng

Câu hỏi 23. Những trường hợp vi phạm hành chính nào thì bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn? Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức vi phạm có được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề không?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề, 

Ví dụ: tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người có hành vi sử dụng các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh, các trang thiết bị, dược phẩm chưa được phép của Bộ Y tế. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức vi phạm không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:

- Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;

- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

Câu hỏi 24. Theo quy định của pháp luật, thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính là bao lâu? Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động đối với cá nhân,tổ chức có hành vi vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. 

Câu hỏi 25. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụngđối với những trường hợp vi phạm hành chính nào? 

Trả lời: 14 Theo quy định tại Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tịch thu tang vật,phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức, ví dụ: hành vi sử dụng Giấy chứng minh nhân dân giả, hộ khẩu giả sẽ bị tịch thu tang vật. Quy định này để tránh việc lạm dụng, áp dụng việc tịch thu đối với cả những vi phạm không nghiêm trọng. 

Câu hỏi 26. Thế nào là hình thức xử phạt trục xuất? 

Trả lời: Điều 27 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Câu hỏi 27. Trong xử lý vi phạm hành chính, pháp luật quy định có các biện pháp khắc phục hậu quả nào? Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định thì giải quyết như thế nào? 

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: 

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; 

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xâydựngkhông đúng với giấy phép; 

c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; 

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện. 

đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; 

e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; 

g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinhdoanh, vật phẩm; 

h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; 

i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; 

k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Theo quy định tại các điều từ Điều 29 đến Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định thì bị cưỡng chế thực hiện. 

Câu hỏi 28. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính có thể áp dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả không? 

Trả lời: Theo Khoản 2 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. 

Ví dụ: hành vi nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật ngoại lai xâmlấn, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học sẽ bị phạt tiền và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: 

- Buộc tiêu hủy hoặc buộc tái xuất, đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học;

- Phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm gây ra. 

Câu hỏi 29. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền: 

a) Phạt cảnh cáo; 

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 5.000.000 đồng; 

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b nêu trên; 

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản1 Điều28 của Luật này. 

Câu hỏi 30. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền: 

a) Phạt cảnh cáo; 

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; 

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mứctiềnphạt được quy định tại điểm b nêu trên; 

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và Khoản1 Điều 28 của Luật này. 

Câu hỏi 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: 

a) Phạt cảnh cáo; 

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; 

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; 

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. 

Câu hỏi 32. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ được quy định như thế nào? 

Trả lời: Khoản 1 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: 

a) Phạt cảnh cáo; 

b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 500.000 đồng. Cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: 

a) Phạt cảnh cáo; 

b) Phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 1.500.000 đồng.

Câu hỏi 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an cấp xã được quy định như thế nào? Trưởng đồn Công an có quyền xử phạt vi phạm hành chính không? 

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Trưởng Công an cấp xã có quyền: 

a) Phạt cảnh cáo; 

b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 2.500.000 đồng; 

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b nêu trên; 

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; 

- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; 

- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như Trưởng Công an cấp xã.

Câu hỏi 34. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? 

Trả lời: Khoản 4 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an cấp huyện như sau: a) Phạt cảnh cáo; 

b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 25.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; 

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b nêu trên; 

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật này. 

Câu hỏi 35. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không? 

Luật xử lý vi phạm hành chính năm2012 quyđịnhvềvấnđề này như thế nào? Trả lời: Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy không có thẩm quyền phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền: 

a) Phạt cảnh cáo; 

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 50.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; 

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b nêu trên; 

đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; 

e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản1 Điều 28 của Luật này. 

Câu hỏi 36. Thẩm quyền phạt tiền đến mức tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính của Công an nhân dân được quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính năm2012, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng CụcCảnh sát bảo vệ, Cục trưởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh có quyền phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này. Bên cạnh đó, những người trên còn có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: 

- Phạt cảnh cáo; 

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt độngcó thời hạn; 

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính 

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật này. 

Câu hỏi 37. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính quy định người nào có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất? 

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 7 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. 

Câu hỏi 38. Chủ cơ sở gas phát tờ rơi quảng cáo bán gas và bếp gas, mặt sau của tờ rơi này là bản đồ Việt Nam nhưng đã vẽ không đúng đường biên giới quốc gia. Tập giấy này do một người nước ngoài cho để làm giấy nháp nên cơ sở này đã tận dụng làm tờ rơi quảng cáo bán gas. Đội biên phòng đã quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở gas về hành vi phát tán tài liệu thể hiện không đúng đường biên giới quốc gia. Xin hỏi, bộ đội biên phòng có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này không? Thẩm quyền xử phạt được quy định như thế nào? 

Trả lời: Bộ đội biên phòng có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Thẩm quyền xử phạt được quy định như sau: 

1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng. 

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng. 

3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quyđịnhtại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật này.  

4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản1 Điều 28 của Luật này. 

Câu hỏi 39. Khi phát hiện người nước ngoài vào khu vực biên giới biển mà không có giấy phép theo quy định thì cảnh sát biển có quyền xử lý như thế nào? 

Trả lời: Theo quy định tại Điều 41 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, khi phát hiện hành vi vi phạm trong khu vực biên giới biển, thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà cảnh sát biển có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này như sau: Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2% mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực tương ướng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 1.500.000 đồng. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 10.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật này. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20%mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá25.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quámức tiền phạt được quy định; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d,đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật này. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50%mứctiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d,đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật này. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 01 tỷ đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật này. Căn cứ quy định nêu trên, khi phát hiện người nước ngoài vào khu vực biên giới biển mà không có giấy phép theo quy định thì Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, mức phạt tối đa 1.500.000 đồng hoặc báo cáo Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ cảnh sát biển quyết định xử phạt. 

Câu hỏi 40. Đề nghị cho biết thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan được pháp luật quy định như thế nào? 

Trả lời: Điều 42 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thẩm quyền của Hải quan như sau: Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000đồng. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt này; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt này; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với lĩnh vực tương ướng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. 

Câu hỏi 41. Trong ca trực, đồng chí kiểm lâm A thấy ông D đánh trâu kéo một cây gỗ đi từ phía bìa rừng ra. Đồng chí A đã yêu cầu ông D xuất trình giấy tờ chứng minh xuất xứ của cây gỗ nhưng ông D không có giấy tờ gì. Xin hỏi, trong trường hợp này đồng chí A có được quyền xử phạt ông D về hành vi khai thác gỗ trái phép không? 

Trả lời: Việc xác định thẩm quyền xử phạt hành vi lấy lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần căn cứ vào lâm sản đó thuộc khu rừng nào (rừng sản xuất, rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng) và gỗ đó có thuộc loài nguy cấp, quý hiếm không. Vì câu hỏi của ông (bà) không hỏi rõ người khai thác gỗ lấy gỗ gì, khối lượng bao nhiêu, từ khu rừng nào nên khó có câu trả lời cụ thể cho trường hợp này. Tuy nhiên có thể căn cứ vào Điều 43 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì đồng chí kiểm lâm A có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với ông D trong trường hợp cây gỗ mà ông D khai thác không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, có khối lượng dưới 2m3 và khai thác từ rừng sản xuất. Các trường hợp khác đồng chí A phải báo cáo Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm để xử lý.

Câu hỏi 42. Cơ sở sản xuất A nộp chậm hồ sơ đăng ký thuế với cơ quan thuế quá thời gian quy định là 15 ngày, vậy cơ sở A có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? Thẩm quyền của cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này như thế nào?

Trả lời: Cơ sở A bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế (Điểm b Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký thuế quy định các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận hoạt động hoặc Giấy phép thành lập hoặc từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh). Theo quy định tại Điều 44 Luật xử lý vi phạm chành chính năm 2012 thì công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế dưới hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng; Đội trưởng Đội Thuế có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 2.500.000 đồng; Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 25.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật này; Cục trưởng Cục Thuế có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 70.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật này; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định tại Điều 24 của Luật này, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật này. 

Câu hỏi 43. Đề nghị cho biết thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường được quy định như thế nào? Trả lời: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, Quản lý thị trường có quyền ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Cụ thể: Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 25triệu đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25 triệu đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định . Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50 triệu đồng; tịch thu tang vật,phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến mức tối đa 200 triệu đồng (theo quy định tại Điều 24 của Luật này); tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. 

Câu hỏi 44. Đề nghị cho biết người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ép buộc người khác mang thai? 

Trả lời: Hành vi ép buộc người khác mang thai là hành vi vi phạm pháp luật về dân số. Nếu người có hành vi này vi phạm chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 03/10/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em. Người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế. Khung tiền phạt đối với hành vi ép buộc mang thai là từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng (Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 25 114/2006/NĐ-CP), đồng thời, tại Khoản 2 Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cũng quy định Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Ytế có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50 triệu đồng. 

Câu hỏi 45. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Giám đốc Cảng vụ hàng không không? 

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì Giám đốc Cảng vụ hàng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau: 

- Phạt cảnh cáo; 

- Phạt tiền đến 25 triệu đồng; 

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt độngcó thời hạn; 

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mứctiềnphạt nêu trên; 

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. 

Câu hỏi 46. Trong một phiên tòa dân sự, bị đơn gây mất trật tự phiên tòa, vi phạm nội quy phòng xử án. Xin hỏi trong trường hợp này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền được ra quyết định xử phạt hành chính đối với bị đơn về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa không? 

Trả lời: Theo quy định tại Điều 48 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì Thẩm phán chủ tọa phiên toà có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt này. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh,Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 7.500.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt này. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương,Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Như vậy, căn cứ vào tính chất, hành vi và mức độ vi phạm của bị đơn đã vi phạm mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền tự quyết định áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc báo cáo Chánh án Toà án quyết định (nếu xét thấy cần thiết). 

Câu hỏi 47. Xin hỏi, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự như thế nào?

Trả lời: Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự như sau: 

1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền: - Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng. 

2. Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền: 

- Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 2.500.000 đồng; 

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mứctiềnphạt này; 

3. Chấp hành viên thi hành án dân sự là Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản có quyền: 

- Phạt cảnh cáo; 

- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; 

4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền: 

- Phạt cảnh cáo; 

- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; 

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mứctiềnphạt này; 

5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền: 

- Phạt cảnh cáo; 

- Phạt tiền đến 40 triệu đồng; 27 

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Chấp hành viên thi hành án dân sự là Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự,Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu và Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật. 

Câu hỏi 48. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa là bao nhiêu? 

Trả lời: Theo quy định tại Điều 50 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có quyền: Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý lao động ngoài nước quy định tại Điều 24 của Luật (tức là đến 100 triệu đồng theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 24). Ngoài ra, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. 

Câu hỏi 49. Việc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính dựa trên những nguyên tắc nào? 

Trả lời: Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, theo đó: 

- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 38 đến Điều 51 của Luật xử lý vi phạm hành chính là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính đối với chức danh đó. Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành do Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành. 

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quảnlý. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện. 

- Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây: + Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó; 

+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt; 

+ Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. 

Câu hỏi 50. Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có được giao quyền này cho người khác không? Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định cụ thể về vấn đề này như thế nào? 

Trả lời: Theo quy định tại Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì chỉ những người giữ chức vụ từ Đội trưởng trở lên có thể giao cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, những người là công chức, chiến sĩ đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không được phép giao quyền này cho người khác. Khi giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác. 

Câu hỏi 51. Có phải trong mọi trường hợp buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính đều phải thể hiện bằng văn bản không? 

Trả lời: Không phải mọi trường hợp buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính đều phải thể hiện bằng văn bản. Điều 55 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ, người tham gia giao thông vi phạm quy tắc an toàn giao thông thì cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ có quyền tuýt còi yêu cầu người vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

Câu hỏi 52. Tôi thấy, khi xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ, có một số trường hợp cảnh sát giao thông đưa phiếu phạt cho người vi phạm và thu tiền. Xin hỏi, việc xử phạt như vậy có đúng quy định không? 

Trả lời Trong một số trường hợp pháp luật cho phép việc xử phạt vi phạm hành chính không cần lập biên bản, đó là tính chất vi phạm ít nghiêm trọng, mức tiền phạt không cao thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không cần lập biên bản vi phạm. Cụ thể, Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Như vậy, cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm luật giao thông mà không cần lập biên bản đối với các trường hợp bằng mắt thường nhìn thấy (như người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, chở quá số người quy định…), tuy nhiên vẫn phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ, đưa phiếu phạt cho người vi phạm và thu tiền phạt. Còn các trường hợp vi phạm phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ (như camera giám sát, máy bắn tốc độ, máy đo nồng độ cồn…) thì khi xử phạt phải lập biên bản. 

Câu hỏi 53. Vậy xin hỏi, việc xử phạt vi phạm hành chính phải lập biên bản được pháp luật quy định như thế nào? 

Trả lời: Theo quy định tại Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp không lập biên bản. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm: 

- Biên bản vi phạm hành chính; 

- Quyết định xử phạt hành chính; 

- Các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải đánh bút lục Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. 

Câu hỏi 54. Xin hỏi, biên bản vi phạm hành chính gồm những nội dung gì? Người vi phạm hành chính có được giao một bản không? 

Trả lời: Khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các nội dung trong biên bản vi phạm hành chính gồm: 

- Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; 

- Họ, tên, chức vụ người lập biên bản; 

- Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; - Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; 

- Hành vi vi phạm; 

- Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; 

- Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; 

- Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm. Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ;

- Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Biên bản vi phạm hành chính phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến, người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó. 

Câu hỏi 55. Trong trường hợp cần căn cứ để xác định hành vi vi phạm hành chính khi ra quyết định xử phạt, thì phải dựa vào những tình tiết nào? 

Trả lời: Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây: 

- Có hay không có vi phạm hành chính; 

- Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính; 

- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; 

- Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; 

- Có thuộc trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không; 

- Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt. Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.

Câu hỏi 56. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, cần căn cứ vào giá trị của hàng thật bị làm giả. Xin hỏi, người thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này dựa trên cơ sở nào để xác định giá trị của hàng thật? 

Trả lời: Trong nhiều trường hợp, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính cần dựa trên giá trị của tang vật vi phạm (như sản xuất, buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; sản xuất, buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y…). Việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định mức phạt, thẩm quyền xử phạt được quy định tại Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải dựa trên một trong các căn cứ sau để xác định giá trị tang vật: 

- Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;

- Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính; 

- Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán; 

- Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính. Trong trường hợp không thể áp dụng được căn cứ trên để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên. Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. 

Câu hỏi 57. Trong trường hợp nào thì tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có quyền giải trình với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính? 

Trả lời: Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau: 1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thứcxửphạttước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt độngcóthờihạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000đồng33 trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạmcóquyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạmhànhchính.Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổchứcviphạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức khôngcóyêucầu giải trình trong thời hạn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. 2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạmhànhchínhphảigửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạnkhôngquá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩmquyền có thể giahạnthêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diệnhợpphápcủa mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản. 3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạmhành chínhphải gửivăn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạmhànhchínhtrong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạmvềthời gianvà địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đượcyêucầucủa người vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệmnêucăncứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thứcxửphạt,biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chứcvi phạmhành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưaraýkiến,chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bênliênquan;trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bảnnàyphảiđược lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạmhoặcngườiđại diện hợp pháp của họ 01 bản. Câu hỏi 58. Ông A thường xuyên có hành vi đánh đập vợ. Để kịp thời ngănchặnhànhvi bạo lực gia đình của ông A, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã B đã ra quyết địnhxửphạtviphạm hành chính đối với ông A theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 9 của Nghị địnhsố110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnhvựcphòng, chống bạo lực gia đình. Sau khi ra quyết định xử phạt, gia đình nhà vợôngAkhôngđồng ý, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự và đã xuất trình hồ sơ bệnh án của vợ34 ông A bị thương tích với tỷ lệ là 15%. Hỏi theo quy định của Luật xử lý vi phạmhànhchínhnăm 2012 vấn đề này được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về chuyển hồ sơvụvi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: 1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấyhànhvivi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơvụvi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. 2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hànhvi vi phạmđược phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệmhìnhsựthì ngườiđã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hànhquyết địnhđó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạmchocơquantiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đãraquyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hànhtốtụnghìnhsự. 3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc vàtrảlời kếtquả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạntheoquyđịnh của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trongthời hạn03ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụngphải trảhồsơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hìnhsựcóquyếtđịnh khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết địnhxửphạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạmhành chínhvàtài liệuvề việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. 4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệmhìnhsựphải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm. Đối chiếu với quy định trên, việc gây thương tích đối với vợ của ông Alà vi phạmphápluật hình sự và theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì Chủ tịchxãngườicó thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng, phải huỷbỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạmhànhchính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hìnhsự. 35 Câu hỏi 59. Hồ sơ vụ vi phạm hành chính được chuyển từ cơ quan tiến hànhtốtụngsang người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như thế nào?Trả lời: Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định chuyển hồ sơ vụ vi phạmđểxửphạt hành chính như sau: 1. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưngsauđólạicó quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụánhìnhsự,quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạmhànhchính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụnghìnhsựphảichuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạmvàđềnghịxử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. 2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạmdo cơquantiếnhành tố tụng hình sự chuyển đến. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêmtìnhtiết đểlàm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngàynhậnđượccác quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trườnghợpcầnxác minh thêm quy định tại Khoản 2 Điều này thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày. Câu hỏi 60. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việcpháthiệnvi phạm hành chính có được coi là chứng cứ cho việc lập biên bản và xemxét raquyếtđịnhxử phạt vi phạm không? Pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng phươngtiện, thiếtbị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính? Trả lời: Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định việc sử dụng phươngtiện, thiếtbị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính như sau: 1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụngphươngtiện,thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thôngvàbảovệmôi trường. 2. Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệpvụ phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: 36 a) Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyềnvàlợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức; b) Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệpvụ; c) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải đượcghi nhậnbằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính; d) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quychuẩnkỹthuật do cơ quan có thẩm quyền quy định. 3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹthuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính. Như vậy, đối chiếu với quy định trên, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạmhànhchính được quyền sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạmhànhchính đối với các đối tượng vi phạm hành chính thì đều được coi là bằng chứng để xửphạtviphạm hành chính. Câu hỏi 61. Những trường hợp nào không ra quyết định xử phạt vi phạmhànhchính?Trả lời: Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định cụ thể như sau: 1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sauđây: a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này; b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạnraquyếtđịnh xử phạt quy định tại Khoản 3 Điều 63 hoặc Khoản 1 Điều 66 của Luật này; d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phásản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người cóthẩmquyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịchthusungvào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấmlưuhànhvàápdụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật này. Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạmhành chính; tangvật bịtịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệmvà thời hạnthựchiện.37 Câu hỏi 62. Đã 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan Cônganchuyểnsang đề nghị Chi cục quản lý thị trường thành phố X ra quyết định xử phạt vi phạmhànhchính đối với công ty Y. Song Chi cục quản lý thị trường vẫn phân vân về thẩmquyềnnênchưa ra quyết định xử phạt. Xin hỏi, Luật xử lý vi phạm hành chính năm2012 quyđịnhthờihạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Trả lời: Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thời hạn ra quyết địnhxửphạtvi phạm hành chính như sau: 1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xửphạt vi phạmhành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụviệccónhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộctrườnghợp giải trình theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạnraquyếtđịnh xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trườnghợpgiải trình theo quy định tại đoạn 2 Khoản 2 và Khoản 3 Điều 61 của Luật xử lý vi phạmhànhchính mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩmquyềnđanggiảiquyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việcgiahạnphải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. 2. Quá thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc quá 30 ngày kể từ ngàynhậnđượccác quyết định và kèm theo hồ sơ của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đến người cóthẩmquyềnxử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xửphạt nhưngvẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật xửlývi phạm hành chính, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tangvật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạnmàkhông ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 63. Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được Luật xửlývi phạmhành chính năm 2012 quy định như thế nào? Trả lời: Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc ra quyết địnhxửphạtvi phạm hành chính như sau: 38 1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạmhành chínhmàbị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mứcxử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính. 2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạmhànhchínhthìcó thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từngcánhân, tổ chức. 3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạmhànhchínhkhácnhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết địnhhìnhthức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức. 4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết địnhquyđịnhngày có hiệu lực khác. Câu hỏi 64. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồmnhững nội dunggì?Trả lời: Theo quy định tại Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, nội dungquyết địnhxử phạt vi phạm hành chính bao gồm những nội dung sau đây: 1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sauđây: a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; b) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; c) Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổchứcvi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có); d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; đ) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;e) Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; g) Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; h) Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậuquả(nếucó); i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạmhành chính; k) Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạmhànhchính, nơi nộp tiền phạt; l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; 39 m) Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡngchếtrongtrường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành. 2. Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trườnghợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạnđó. 3. Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiềucá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiệnnhiềuhành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hànhvi vi phạm,hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng. Câu hỏi 65. Khi rẽ phải, tôi quên không bật đèn xinhan nên bị công anphạt 100.000đồng. Đồng chí công an nói phạt tại chỗ và yêu cầu tôi nộp tiền phạt mà không lậpbiênbản.Tôi xin hỏi, việc xử phạt như vậy có đúng không? Việc thi hành quyết định xửphạt khônglậpbiên bản được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Vấn đề ông/bà hỏi, xin được trả lời như sau: - Theo quy định được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 9 của Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính Phủ, đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạmquytắc giao thông đường bộ: Chuyển hướng làn đường không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt từ80.000 - 100.000 đồng. Như vậy, việc ông/bà bị công an tỉnh A phạt mức 100.000 đồng đối với hànhvi chuyểnhướng làn đường không có tín hiệu báo trước là hoàn toàn đúng với quy định của phápluật. Đồngthời, đồng chí công an không lập biên bản mà yêu cầu ông/bà nộp tiền phạt là đúng với quyđịnhtại Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính về thi hành quyết định xử phạt không lập biênbảnnhưsau: 1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giaochocánhân,tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết địnhxử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó. 2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩmquyền xửphạt. Ngườithu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiềnphạt vàphảinộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nướctrongthời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt. 40 Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗthì nộptạiKho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết địnhxửphạttrong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Câu hỏi 66. Sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, việc gửi quyết địnhxửphạt vi phạm hành chính để thi hành được thực hiện như thế nào? Trả lời: Việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành được Điều 70 Luật xửlýviphạm hành chính năm 2012 quy định cụ thể như sau: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạmhànhchínhcólập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổchứcbị xửphạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưuđiệnbằnghình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết. Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạmcốtìnhkhông nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết địnhcóxác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao. Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn10ngày,kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trảlại docánhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêmyết tại nơi cưtrúcủacá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạmtrốntránhkhôngnhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao. Câu hỏi 68. Ông H cư trú ở tỉnh A nhưng vi phạm giao thông ở tỉnh Bvàbị xửphạtvới lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, mức phạt 400.000đồng. Dođang vội đưa người nhà đi chữa bệnh nên ông không có điều kiện chấp hànhquyết địnhtạinơi xử phạt. Cảnh sát giao thông đã tạm giữ giấy phép lái xe và đăng ký xe của ôngH. ÔngHmuốn biết, trường hợp của mình được giải quyết như thế nào theo quy định của phápluật?Trả lời: Điều 71 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định chuyển quyết địnhxửphạt đểtổ chức thi hành như sau: 1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàncấptỉnhnàynhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết địnhxử41 phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhâncưtrú,tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sởkhôngcócơquan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổchứcthihành. 2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưngcánhâncưtrú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miềnnúi, hải đảo,vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạmkhôngcóđiềukiệnchấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyểnđếncơquancùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành. 3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợpquyđịnhtạiKhoản 1 và Khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan; tangvật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hànhtheo quy định của Luật này. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyểnhồsơ,tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Như vậy, đối chiếu với quy định trên, nếu ông H không có điều kiện để chấphànhquyếtđịnh xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt sẽ được cơ quan công an tỉnh Bchuyểnđếncơ quan công an tỉnh A để tổ chức thi hành. Câu hỏi 68. Pháp luật quy định như thế nào về công bố công khai trêncácphươngtiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạmhành chính?Trả lời: Vấn đề này được Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính năm2012 quy địnhnhưsau:1. Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hànghóa;dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểmy tế; bảovệmôitrường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gâyhậuquảlớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩmquyềnxửphạtviphạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt. 2. Nội dung công bố công khai bao gồm cá nhân, tổ chức vi phạmhành chính, hànhvi viphạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. 3. Việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báocủacơquan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạmhànhchính. 42 Câu hỏi 69. Ông M bị công an thành phố Y xử phạt vi phạmgiao thông với lỗi đi sailàn đường với mức phạt là 400.000 đồng. Việc xử phạt không được lập biênbảnvi phạm.Ông không đồng ý với cách giải quyết này nên đã làm đơn khiếu nại đến Trưởngcônganthành phố. Xin hỏi, trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, ông Mcó phải thi hànhquyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính không? Pháp luật quy định về vấn đề này nhưthếnào?Trả lời: Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thi hành quyết địnhxửphạtvi phạm hành chính như sau: 1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết địnhxửphạttrong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trườnghợpquyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiệntheothờihạn đó. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết địnhxửphạtviphạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy địnhtại Khoản3Điều 15 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theoquyđịnh của pháp luật. 2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệmtheodõi, kiểmtraviệc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quảthi hànhxong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của BộTưpháp,cơ quan tư pháp địa phương. Như vậy theo quy định trên, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết địnhxửphạt viphạm hành chính, ông M vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt. Câu hỏi 70. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạmhành chínhđượcquyđịnh như thế nào? Trả lời: Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: 1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từngàyraquyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết địnhxửphạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụngbiệnphápkhắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấmlưu hành, ápdụngbiện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảmgiaothông,xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội. 43 2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệunói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Câu hỏi 71. Trong trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính chết, mất tích, tổchức bị xử phạt giải thể, phá sản thì việc thi hành quyết định xử phạt vi phạmhànhchínhđược pháp luật quy định như thế nào ? Trả lời: Điều 75 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về vấn đề này nhưsau:Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sảnthì khôngthi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phươngtiệnvi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định. Câu hỏi 72. Nhà ông A bị cháy do bất cẩn trong sang chiết gas. Sau khi xẩyrasựviệctrên, ông A bị lập biên bản vi phạm hành chính và nhận được quyết định xửphạt vi phạmhành chính của Chủ tịch UBND phường. Gia đình ông A hiện nay đang trong hoàncảnhkhókhăn vì toàn bộ tài sản của gia đình đã bị cháy nên không có tiền nộp phạt. ÔngAhỏi,trường hợp của ông có được hoãn thi hành quyết định phạt tiền không? Phápluật quyđịnhvề vấn đề này như thế nào? Trả lời: Điều 76 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định cá nhân được hoãnthi hànhquyết định phạt tiền trong trường hợp sau: 1. Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiềntừ3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảmhọa, hỏahoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xãnơi ngườiđó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. 2. Cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạmhànhchínhgửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngàynhậnđượcđơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định xửphạt đó. Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết địnhhoãn. 3. Cá nhân được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tangvật, phươngtiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật này. 44 Căn cứ vào quy định trên, ông A phải làm đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết địnhxửphạtvi phạm hành chính gửi Chủ tịch UBND phường và trình bầy lý do đang trong hoàn cảnhkhókhăn thì sẽ được hoãn thi hành quyết định phạt tiền. Câu hỏi 73. Pháp luật quy định như thế nào về giảm, miễn tiền phạt? Trả lời: Điều 77 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về giảm, miễntiềnphạtcụthể như sau: 1. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 76 của Luật này mà khôngcókhảnăng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trongquyếtđịnh xử phạt. 2. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễnphầncònlạihoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kểtừngàynhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đếncấptrêntrực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xemxét quyếtđịnh và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễnbiết; nếukhông đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủybannhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt. 3. Cá nhân được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiệnđangbịtạm giữ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật này. Câu hỏi 74. Ông H hỏi, khi bị vi phạm giao thông thì đến kho bạc nộp haynộpchocông an? Thủ tục nộp tiền phạt như thế nào là đúng quy định của pháp luật? Trả lời: Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thủ tục nộp tiềnphạt nhưsau:1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổchứcbịxử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạcNhànướcđược ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại Khoản2vàKhoản3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vàcứmỗi45 ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05%trên tổng số tiềnphạt chưanộp. 2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cánhân, tổchức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩmquyềnxửphạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoảncủaKho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩmquyềnxửphạtđược thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoảncủaKhobạcNhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt. 3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừtrườnghợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật xử lý vi phạmhànhchính. Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệmgiao chứngtừthutiềnphạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt. Đối chiếu với quy định trên và theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 trong thời hạn10ngàykể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, ông H phải nộp tiền tại Kho bạc nhà nước hoặcnộpvàotài khoản của Kho bạc nhà nước. Nếu trong trường hợp, ông H bị xử phạt vi phạmhànhchínhkhông lập biên bản đối với trường hợp xử phạt phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cánhânvàngười có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ(Khoản1Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012) thì ông H có quyền nộp phạt tại chỗmàkhôngphải đến Kho bạc nộp tiền. Câu hỏi 75. Khi nào cá nhân vi phạm hành chính được nộp tiền phạt nhiềulần?Trả lời: Khoản 1 Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định việc nộp tiềnphạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồngtrởlênđối với tổ chức; b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiềulần. Đơnđề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơquan, tổchứcnơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơnđềnghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổchứccấptrên trực tiếp. 46 Khoản 2 Điều 79 quy định thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kểtừngàyquyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt. Về thẩm quyền quyết định nộp tiền phạt nhiều lần, Khoản 3 Điều 79 của Luật nàycũngđãquy định rõ: Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiềulần.Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản. Câu hỏi 76. Tại công ty tắc xi A, khi lực lượng chức năng kiểmtra, phát hiệnxetaxiđược lắp thêm chíp điện tử để làm sai lệch chỉ số tính cước trên đồng hồ, gianlậntiềncướccủa khách hàng, Công ty đã bị tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề trongthời gian02tháng để khắc phục hậu quả. Vậy hết thời hạn này, công ty A có được tiếp tục hoạt độnghaykhông? Có được trả lại giấy phép hành nghề hay phải đăng ký mới? Trả lời: Theo Điều 80, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, về thủ tục tước quyền sửdụnggiấyphép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được quyđịnhcụthểnhư sau: 1. Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạnđượcghitrong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ, bảo quản giấy phép, chứngchỉhành nghề và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đóbiết. Khi hếtthời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xửphạt, ngườicó thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đãbị tướcgiấy phép, chứng chỉ hành nghề đó. 2. Trường hợp đình chỉ hoạt động có thời hạn, cá nhân, tổ chức vi phạmphải đìnhchỉ ngaymột phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khácđượcghitrong quyết định xử phạt. 3. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặcđìnhchỉhoạt động có thời hạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được tiến hành các hoạt độngghitrong quyết định xử phạt. 4. Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, nếu cơsởsảnxuất,kinh doanh, dịch vụ có khả năng thực tế gây hậu quả tới tính mạng, sức khỏe conngười, môitrường thì người có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản việc tước giấy phép, chứngchỉ hànhnghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn cho các cơ quan có liên quan. 5. Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúngthẩmquyềnhoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngaytheo47 thẩm quyền, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứngchỉ hànhnghề đó biết; trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì phải báo cáo với cơquancóthẩmquyền để xử lý. Như vậy, trường hợp của công ty A thuộc quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều80, khibịtước giấy phép hành nghề trong thời hạn 02 tháng, công ty A sẽ không được tiến hànhcáchoạtđộng kinh doanh dịch vụ vận chuyển bằng tắc xi, hết thời hạn trên, nếu công ty đã khắcphụchậuquả thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt sẽ giao lại giấy phép hành nghề cho công ty Atiếptụchoạtđộng. Câu hỏi 77. Cảnh sát giao thông đường thủy phối hợp với Thanh tra SởTài nguyênvà môi trường tỉnh S kiểm tra sà lan số hiệu 11780, phát hiện sà lan khai thác cát trái phépvà ra quyết định xử phạt, lập biên bản tịch thu phương tiện vi phạmhành chính. Tuynhiênngười lái sà lan nói mình chỉ là người được thuê lái, chứ không phải chủ sà lan, cũngkhôngbiết việc khai thác cát là vi phạm nên không chịu ký vào biên bản. Gọi điện cho chủsàlanthìhiện không có mặt trong tỉnh. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường gọi hai người ởgầnđó đến làm chứng và ký biên bản tịch thu. Xin hỏi, việc làm đó có đúng quy địnhphápluậtkhông? Trả lời: Theo quy định tại Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính năm2012 về thủtụctịchthutang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định: 1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩmquyềnxửphạtphải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếucó), tìnhtrạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thuvàphải cóchữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xửphạt vàngườichứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải cóhaingười chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêmphongthì phảiniêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứngkiến.Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người cóthẩmquyềnxử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểmra quyết địnhtạmgiữthìphải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, ngườicótrách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến. 2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lývàbảoquảntheo quy định của Chính phủ. (Hiện nay việc bảo quản tang vật, phương tiện vi phạmhànhchínhđược áp dụng theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 215/2012/TT-BTC ngày 10/12/2012củaBộ48 Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phươngtiệntịchthusung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính) Như vậy, do chủ sà lan vắng mặt, nên Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trườngyêucầuhaingười ở gần đó đến chứng kiến việc tịch thu và ký vào biên bản tịch thu phương tiện vi phạmhànhchính là đúng quy định của pháp luật. Câu hỏi 78. Cửa hàng Mỹ phẩm TG ở gần nhà tôi vừa bị công an xửphạt vi phạmhành chính vì phát hiện đang bày bán một lượng lớn mỹ phẩm đã hết hạn sửdụng. Cônganđã lập biên bản tịch thu số mỹ phẩm hết hạn đó. Vậy số mỹ phẩmđó sẽ được xửlýnhưthếnào? Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính năm2012quyđịnhvềxử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu như sau: 1. Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ cógiá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước; 2. Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạmhànhchínhthì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm4 dưới đây; 3. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệunổ, côngcụhỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâmsản quýhiếm, vậtthuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nướcchuyênngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật; 4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩmquyềnraquyếtđịnh chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết địnhtịchthuchủtrì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sửdụng; 5. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trườnghợpquy định tại các Điểm 1, 2, 3 và 4 nêu trên thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyênnghiệptrên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạmđể thựchiệnviệcbán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bánđấugiá.Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiệntheoquy định của pháp luật về bán đấu giá; 6. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còngiátrịsửdụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết địnhtịchthuphải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tangvật, phương49 tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thànhviênhộiđồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của phápluật vềquản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Như vậy, trong trường hợp trên, số mỹ phẩm bị tịch thu đã hết hạn sử dụng, dođócơquancông an ra quyết định tịch thu sẽ phải lập hội đồng xử lý, trong đó có đại diện các cơquanliênquan để xử lý số mỹ phẩm đó theo trình tự, thủ tục của pháp luật về quản lý, sử dụngtài sảnnhànước. Câu hỏi 79. Tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính, sau khi bán đấugiá, trừtiềnxử phạt, các chi phí theo quy định của pháp luật, nếu còn thừa tiền thì số tiềnnàycóđượctrả lại cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hay không? Trả lời: Khoản 2 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thủ tục xửlýđối vớitang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu như sau: 1. Đối với các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 82thì cơquanquyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giaovàtiếpnhậncác tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được tiến hành theo quy định của phápluật vềquản lý, sử dụng tài sản nhà nước; 2. Đối với trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 82, giá khởi điểmcủa tài sảnbánđấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trườnghợpgiátrịcủa tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểmchuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạmhànhchínhquyếtđịnh thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. ThànhphầnHộiđồng định giá theo quy định tại Khoản 3 Điều 60 của Luật này. 3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phươngtiệnvi phạmhành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại Khoản 1, Điều 82. Quáthời hạnnày mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật. 4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạmhànhchínhbịtịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừvàotiềnbántang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu. Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịchthu, saukhitrừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải đượcnộpvào ngân sách nhà nước. 50 Như vậy, tiền thu được khi bán đấu giá các tang vật bị tịch thu do vi phạmhànhchính, saukhi trừ các chi phí theo quy định của pháp luật, nếu còn thừa, sẽ được nộp vào ngân sáchnhànước,chứ không trả lại cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Câu hỏi 80. Việc quản lý số tiền thu được từ xử phạt vi phạmhành chínhđượcquyđịnh như thế nào? Trả lời: Điều 83, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định quản lý tiền thu từxửphạt viphạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt như sau: 1. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính gồm tiền nộp phạt vi phạmhành chính; tiềnnộpdo chậm thi hành quyết định xử phạt tiền; tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạmhànhchính bị tịch thu và các khoản tiền khác. 2. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nướcvàđược quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Chứng từ thu, nộp tiền phạt được quản lý theo quy định của Chính phủ. Câu hỏi 81. Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh G phát hiện một số người nướcngoài,đóng gói nội tạng động vật vào thùng xốp đưa vào Việt Nam tiêu thụ. Các đối tượngtrênđãbị xử phạt vi phạm hành chính vì hoạt động kinh doanh trái phép, áp dụng hìnhthứcxửphạt trục xuất. Xin hỏi, thủ tục trục xuất sẽ được tiến hành như thế nào? Trả lời: Theo Điều 84 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thủ tục trục xuất đượcquyđịnhnhư sau: 1. Quyết định trục xuất phải được thông báo trước khi thi hành cho Bộ Ngoại giao, cơquanđại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặcnướcmàngười đó cư trú trước khi đến Việt Nam. 2. Cơ quan Công an có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết địnhtrụcxuất, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. (Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bao gồm: tạmgiữngười;áp giải người vi phạm; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứngchỉhành nghề; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tangvật, phươngtiện vi phạm hành chính; quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Namtrongthời gianlàm thủ tục trục xuất; giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biệnphápxửlý51 hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính; truy tìmđối tượngphải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưavàocơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn - Điều 119, Luật xử lý vi phạmhànhchính)Như vậy, trước khi cơ quan Công an có thẩm quyền tiến hành trục xuất các đối tượngtrênra khỏi lãnh thổ Việt Nam, cơ quan này phải thông báo Quyết định trục xuất cho BộNgoại giao,cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị trục xuất là côngdânhoặcnước mà người đó cư trú trước khi đến Việt Nam biết. Để đảm bảo việc thi hành quyết địnhxửlývi phạm hành chính được diễn ra thuận lợi, cơ quan công an tổ chức thi hành quyết địnhtrụcxuấtđược phép áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Câu hỏi 82. Ở quê tôi mọi người hay đổ rác ra sông. Rồi dần dần một bãi ráchìnhthành ở chân cầu hai bên bờ sông. Khi nước sông ô nhiễm, cá chết hàng loạt, xãchongườixuống xử lý vi phạm vì đổ rác không đúng nơi quy định, gây ô nhiễmmôi trường, nhưngkhông ai đứng ra nhận trách nhiệm, vì gần như mấy thôn xung quanh, thôn nàocũngcóhộđổ rác ra đó nên các làng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Trường hợp này, ai sẽlàngườithực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường? Trả lời: Theo quy định tại Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính năm2012 việc thi hànhbiệnpháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra được quy định cụ thể như sau: 1. Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết địnhxửphạtvi phạm hành chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quyđịnhtạiĐiểm b Khoản 2 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính. 2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắcphụchậuquả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí choviệcthựchiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. 3. Người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểmtraviệcthihành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện. 4. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính theo quyđịnhtạiKhoản 2 Điều 65 của Luật này hoặc cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải thể, phásảnmàkhông có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều75củaLuậtnày thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạmhành chínhphảitổchức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật này. 52 Chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan củangười cóthẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòngcấpchocơquan đó.5. Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường,bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơvụvi phạmhành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạmhànhchínhphải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu khônghoàntrảthì bị cưỡng chế thực hiện. Như vậy, trong trường hợp trên, do không xác định được đối tượng vi phạmhànhchính,nên cơ quan có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vi phạm hành chính – tức Ủy bannhândânxã sẽ không ra quyết định xử phạt và Ủy ban nhân dân xã sẽ có trách nhiệmtổ chức khắcphụchậuquả do hành vi vi phạm hành chính gây nên. Câu hỏi 83. ông T đã tiến hành tẩu tán tài sản để trốn tránh cưỡng chế thi hànhquyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính. Xin hỏi, trường hợp này, pháp luật sẽ giải quyết nhưthếnào? Trả lời: Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc cưỡng chếthi hànhquyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau: 1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổchứcbị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quyđịnh(sau10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoặc hết thời hạnthi hànhghitrong quyết định xử phạt vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khôngchịuthihành quyết định xử phạt). 2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm: a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoảncủacánhân,tổ chức vi phạm; b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xửphạt vi phạmhành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức saukhi vi phạmcố tình tẩu tán tài sản. d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 củaLuật này.53 Như vậy, trong trường hợp trên thì cơ quan chức năng có quyền thu tiền, tài sảnkháccủaông T. Câu hỏi 84. Những ai có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hànhquyết địnhxửphạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền này có thể ủy quyền cho cấpdưới đượckhông? Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính năm2012thì nhữngngười có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạmhànhchínhbaogồm: a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; b) Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Sở Cảnh sát phòngcháy,chữa cháy, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởngCụcAn ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninhthôngtin,Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điềutratộiphạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinhtếvàchứcvụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giaothôngđường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòngcháy,chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng CụcCảnhsátbảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạmvề môi trường, Cụctrưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; c) Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huytrưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc BộTưlệnhBộđội biên phòng; Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển; d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thànhphốtrực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điềutrachốngbuôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; đ) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm; e) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng TổngcụcThuế;g) Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường; h) Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước; người đứng đầu cơ quan đại diệnngoạigiao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Namởnước ngoài; 54 i) Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật xử lý vi phạmhànhchính; k) Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, GiámđốcCảngvụhàng không; l) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, ChánhánTòaán quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà chuyêntráchTòa án nhân dân tối cao; Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hànhándân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hànhándân sự.Khoản 2 Điều 87 quy định: Người có thẩm quyền cưỡng chế theo quy định trêncóthểgiaoquyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải đượcthểhiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấpphóđược giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trướcphápluật.Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác. Như vậy, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết địnhxửphạtviphạm hành chính có thể ủy quyền cho cấp phó, khi người đó vắng mặt và việc ủy quyềnphải lậpthành văn bản. Câu hỏi 85. Khi cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyệnchấphànhquyết định xử phạt, biện pháp cưỡng chế được áp dụng là khấu trừ tiền trong tài khoảncánhân của người vi phạm, việc khấu trừ tiền trong tài khoản cá nhân sẽ được thựchiệnnhưthế nào? Vì tôi biết, nếu cá nhân là chủ tài khoản đó không đồng ý, thì ngânhàngkhôngđược quyền mở tài khoản và khấu trừ tiền. Trả lời: Điều 88 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định việc thi hành quyết địnhcưỡngchế như sau: 1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡngchếchocáccá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết địnhxửphạt củamình và của cấp dưới. 2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêmchỉnh chấp hànhquyếtđịnh cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡngchế. 3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡngchế: a) Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩmquyền ra quyết địnhcưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế; 55 b) Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trongquátrìnhthihành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡngchếcủacác cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu; c) Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoảnphải giữlạitrong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổchứcphảinộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp sốdưtrongtàikhoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tíndụngvẫnphải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi tríchchuyển, tổchức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc tríchchuyển;việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ. Như vậy, việc khấu trừ tiền của cá nhân sẽ được thực hiện theo quy định tại ĐiểmcKhoản3 Điều 88 nêu trên; và việc ngân hàng mở tài khoản và trích chuyển số tiền phạt vi phạmhànhchính của cá nhân có hành vi vi phạm hành chính theo yêu cầu của người có thẩmquyềnraquyếtđịnh cưỡng chế không cần có sự đồng ý của cá nhân đó, mà chỉ phải thông báo việc tríchchuyểncho cá nhân - chủ tài khoản đó biết. Câu hỏi 86. Con tôi năm nay 13 tuổi, đua đòi theo đám bạn hư đi trấn tiềncủacáchọcsinh tiểu học. Bị công an bắt xử phạt vi phạm hành chính vì gây rối trật tự công cộng. Sauđó3 tháng, cháu lại cùng bạn đi trấn tiền một học sinh khác và bị bắt. Công an phườngnói, vìcháu tái phạm nên sẽ phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nhưvậycóđúng không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính thì các đối tượng ápdụngbiệnpháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm: 1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạmrấtnghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạmnghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộmcắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệmhìnhsự. 4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định. 5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổchức; tàisản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạmtrật tự, antoànxã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệmhình sự. 56 6. Những người quy định tại các Mục 1, 2 và 3 nêu trên mà không có nơi cưtrúổnđịnhthìđược giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trongthời hạnchấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Như vậy, con trai anh/chị mới 13 tuổi, vi phạm hành chính vì hành vi gây rối trật tựcôngcộng nên dù tái phạm thì cơ quan chức năng không được áp dụng biện pháp giáodụctại xã,phường, thị trấn trong trường hợp này. Câu hỏi 87. Ai là người có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị áp dụng biệnphápgiáodụctại xã, phường, thị trấn? Trả lời: Điều 97 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc lập hồ sơđềnghị ápdụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau: 1. Trưởng Công an cấp xã nơi các đối tượng vi phạm hành chính phải áp dụngbiệnphápgiáo dục tại xã, phường, thị trấn cư trú hoặc nơi họ có hành vi vi phạm pháp luật tự mìnhhoặctheođề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơnvị dâncư ở cơ sở lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 2. Trong trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Côngancấptỉnhtrực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mứctruycứutrách nhiệm hình sự là các đối tượng phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấnthìcơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơđềnghị ápdụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người đó. 3. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các hành vi vi phạmphápluật củangười đó, bệnh án (nếu có), bản tường trình của người vi phạm và các tài liệu khác có liênquan. Đối với người chưa thành niên bị xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thịtrấn thì hồ sơ phải có nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thànhniênđanghọc tập, làm việc (nếu có), ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ. 4. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp giáodụctại xã,phường, thị trấn, cơ quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đồngthờithông báo cho người bị áp dụng. Đối với người chưa thành niên thì còn được thôngbáochochamẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chépcácnội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Câu hỏi 88. Xin cho biết trình tự, thủ tục ra quyết định áp dụng biện phápgiáodụctại xã, phường, thị trấn? 57 Trả lời: Theo quy định tại Điều 98 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về quyết địnhápdụngbiện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thì trình tự thủ tục ra quyết định được quy địnhnhưsau:1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện phápgiáodụctại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức tư pháp - hộtịchkiểmtrahồ sơ và tổ chức cuộc họp tư vấn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp tư vấn với sự thamgia của TrưởngCôngan cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namvàmột sốtổchức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụngbiệnphápgiáo dục tại xã, phường, thị trấn và cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải đượcmờitham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp. 2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn, Chủ tịch Uỷ bannhândâncấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuỳ từngđối tượngmà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổchức,gia đình quản lý, giáo dục; nếu đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho cơsởbảotrợxãhội, cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục. 3. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõngày, tháng,năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, nămsinh, nơi cưtrú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoảncủavănbảnpháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng; ngày thi hành quyết định; trách nhiệmcủa cơquan, tổchức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiệntheoquy định của pháp luật. 4. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từngàykývà phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dâncấpxãvàcác cơ quan, tổ chức có liên quan. 5. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánhbút lụcvà được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Câu hỏi 89. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thịtrấn được thực hiện như thế nào? Trả lời: Theo quy định của pháp luật về việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáodụctại xã,phường, thị trấn (Điều 109 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012) thì: 58 1. Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơquan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý có trách nhiệm: a) Tổ chức việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người đượcgiáo dục; b) Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục; c) Ghi sổ theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thựchiệnquyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn; d) Giúp đỡ, động viên người được giáo dục, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạođiềukiện cho họ tìm kiếm việc làm. 2. Người được phân công giúp đỡ phải có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡngười đượcgiáo dục và được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡtheoquyđịnhcủa pháp luật. 3. Người được giáo dục phải cam kết bằng văn bản về việc chấp hành quyết địnhgiáodụctại xã, phường, thị trấn. 4. Gia đình có người được giáo dục có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với người đượcphâncông giúp đỡ trong việc quản lý, giáo dục người được giáo dục. Câu hỏi 90. Xin hỏi, việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ ápdụngcho đối tượng từ 18 tuổi trở xuống, có đúng không? Trả lời: Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các đối tượng áp dụngbiệnpháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm: 1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạmđặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạmrấtnghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạmnghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện phápgiáodụctại xã, phường, thị trấn. 4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiệnhànhvitrộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu tráchnhiệmhìnhsự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 59 5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợpsauđây: a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủybannhândân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Như vậy, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ áp dụng cho đối tượng từ18tuổi trởxuống. Câu hỏi 91. Theo tôi được biết, khi đối tượng vi phạm hành chính bị áp dụng biệnphápđưa vào trường giáo dưỡng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, nơi người đó cư trú lậphồsơđềnghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Nếu đối tượng đó không có nơi cưtrúrràng,thì cá nhân, tổ chức nào sẽ lập hồ sơ đề nghị ? Hồ sơ đề nghị gồm những giấy tờ gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 99 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về việc lậphồsơđềnghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng vi phạmhànhchínhđượcthực hiện như sau: a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷbannhândân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáodưỡng. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạmphápluật củangười vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ýkiếncủachamẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưathành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan; b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì ChủtịchUỷbannhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụngbiệnphápđưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hànhvi vi phạmpháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếucó); bảntường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ; c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùngcấpthuthập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. 2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấphuyệnhoặcCông an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạmpháp luật, nhưngchưa60 đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡngthì cơquanCông an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị ápdụngbiệnpháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạmphápluật củangười đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiếncủachamẹhoặc của người đại diện hợp pháp của họ. 3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điềunày, cơquan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diệncủahọvề việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cầnthiết trongthời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặcngườiđại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấphuyệncótrách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp. Như vậy, nếu đối tượng không có nơi cư trú rõ ràng thì Chủ tịch Ủy ban nhândâncấpxãnơi người đó thực hiện hành vi vi phạm sẽ là người lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện phápđưavàotrường giáo dưỡng. Câu hỏi 92. Tòa án sẽ tiến hành xem xét, quyết định việc đưa đối tượng đượcđềnghịáp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như thế nào? Trả lời: Điều 100 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định việc xemxét, quyết địnhviệcchuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trườnggiáodưỡngnhư sau: 1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện phápđưavàotrường giáo dưỡng , Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc chuyển hồsơđềnghịTòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; trường hợphồsơchưađầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ. 2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biệnphápđưavào trường giáo dưỡng bao gồm: a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Điều99củaLuật xử lý vi phạm hành chính; b) Văn bản của Trưởng công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biệnphápđưavào trường giáo dưỡng. 61 3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải được đánhbút lụcvàđược lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Câu hỏi 93. Bà D (60 tuổi) là người chuyên đòi nợ thuê, vì thế nên bà thayđổi chỗởliên tục. Thủ đoạn của bà khi đòi nợ là đến nhà gây gổ, phá đồ đạc, hoặc chặnxe connợ, đedọa và đánh nhau giữa đường. Vì việc này mà bà D đã nhiều lần bị xử phạt vi phạmhànhchính. Người dân xung quanh rất bức xúc, yêu cầu đưa bà D vào cơ sở giáo dục bắt buộcvìbà D hay gây rối trật tự xã hội. Tuy nhiên Công an phường cho rằng bà Dkhôngthuộctrường hợp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, như vậy có đúng không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 các đối tượngápdụngbiện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm: 1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thựchiệnhànhvi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danhdự, nhânphẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trởlêntrong06tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáodụctại xã,phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. 2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trườnghợpsauđây: a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; b) Người chưa đủ 18 tuổi; c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi; d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷbannhândân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Như vậy, trong trường hợp trên, mặc dù bà D hay gây rối trật tự xã hội, nhiềulầnbị xửphạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, nhân phẩm, danh dựcôngdân, lạikhông có nơi cư trú ổn định nhưng vì bà đã trên 55 tuổi nên không thể áp dụng biện phápđưavàocơ sở giáo dục bắt buộc. Câu hỏi 94. Trong trường hợp công an tỉnh qua điều tra phát hiện ra đối tượngcóhành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi này chưa đến mức truy cứu trách nhiệmhìnhsựmà đối tượng phải áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, thì cơ quancôngan62 hay Ủy ban nhân dân phường nơi người đó cư trú phải lập hồ sơ đề nghị áp dụngbiệnphápđưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc? Trả lời: Theo quy định tại Điều 101 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc lậphồsơđềnghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được thực hiện như sau: a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấpxãnơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạmphápluật củangười đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình củangườiviphạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan; b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì ChủtịchỦybannhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệmchuyểnngười đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác địnhđượcnơicư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hànhvi vi phạmpháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếucó); bảntường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ; c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thuthậpcáctàiliệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này. 2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấptỉnhtrựctiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truycứutráchnhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều94củaLuật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệuvàlậphồsơđề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạmphápluật củangười đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình củangườiviphạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ. 3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan đã lập hồ sơ phải thôngbáochongười bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người nàyđượcquyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngàynhậnđượcthông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồsơđượcgửicho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấphuyệncótrách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. 63 Như vậy, trong trường hợp trên, cơ quan công an phát hiện ra đối tượng có hànhvi vi phạmpháp luật sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dụcbắt buộcđối với người đó. Câu hỏi 95. Thủ tục xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa ánnhândâncấphuyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được pháp luật quy địnhnhưthếnào?Trả lời: Theo Điều 102 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thủ tục xemxét, quyết địnhviệcchuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sởgiáodụcbắtbuộc được quy định như sau: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, TrưởngCôngancấphuyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biệnphápđưavào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lậphồsơtiếptục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện phápđưavàocơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm: Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều101vàĐiều 118 của Luật này; Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biệnphápđưavào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánhbút lụcvà được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Câu hỏi 96. Em trai tôi năm nay 19 tuổi, đã bị áp dụng biện pháp giáodụctại xãnhưng vẫn còn nghiện. Xin hỏi, trường hợp của em tôi có phải áp dụng biện phápđưavàocơsở cai nghiện bắt buộc không? Trả lời: Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiệnmatúytừđủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫncònnghiệnhoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trườnghợpsau: 64 Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ bannhândâncấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Xét quy định trên, em trai bạn 19 tuổi đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã màvẫncònnghiện phải áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Câu hỏi 97. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiệnbắtbuộc đối với người nghiện ma túy được quy định như thế nào? Trả lời: Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với ngườinghiện ma túy được thực hiện theo quy định tại Điều 103 của Luật xử lý vi phạmhànhchínhnăm2012 như sau: Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhândâncấpxãnơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiệnmatúyhiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáodụctại xã,phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạmhoặc củangười đạidiện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan; Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạmphápluậtthì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cưtrúthì cótrách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trườnghợpkhông xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện phápđưavàocơsở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minhtìnhtrạngnghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biệnphápgiáodục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiệnmatúy. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặccơquanCông an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạmpháp luật màthuộcđốitượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật xử lý vi phạmhànhchính thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lậphồsơđềnghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó. 65 Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiệnmatúyhiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáodụctại xã,phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạmhoặc củangười đạidiện hợp pháp của họ. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị nêu trên, cơ quan đã lập hồ sơ phải thôngbáocho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người nàycóquyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngàynhậnđượcthông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồsơthì hồsơđược gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấphuyệncótrách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binhvàXãhộicùng cấp. Câu hỏi 98. Việc xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa ánnhândâncấphuyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được pháp luật quy địnhnhưthếnào? Trả lời: Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyệnápdụngbiệnpháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại Điều 104 Luật xử lý vi phạmhànhchính,cụ thể như sau: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 103 của Luật xửlývi phạm hành chính năm 2012, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấphuyệnquyếtđịnh việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vàocơsởcainghiện bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giao cơ quan đã lập hồ sơ để tiếptụcthuthậptài liệu bổ sung hồ sơ. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện phápđưavàocơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm: Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều103của Luật xử lý vi phạm hành chính; Văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việcđềnghịxem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được đánhbút lụcvà được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. 66 Câu hỏi 99. Nguyễn Văn A, trú tại phường B, quận C bị nghiện 01 nămnay. Ađãbịáp dụng biện pháp giáo dục tại phường B nhưng vẫn còn nghiện nên phải áp dụngbiệnphápđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xin hỏi, cơ quan nào có thẩmquyền quyết địnhápdụngbiện pháp này? Trả lời: Theo Điều 105 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thẩmquyềnquyếtđịnh áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thì: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện phápgiáodụctạixã, phường, thị trấn. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện phápđưavàotrường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xét quy định trên, Tòa án nhân dân quận C là cơ quan có thẩm quyền quyết địnhápdụngbiện pháp đưa Nguyễn Văn A vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Câu hỏi 100. Hoàng A mồ côi mẹ, bố lại không quan tâm chămsóc nênAsốngbuôngthả, tự do. A thường xuyên tụ tập một số ban bè cùng trang lứa để trộmcắp tronglàng. Khibị gia chủ bặt gặp thì A lớn tiếng cãi cự, đe dọa, chửi bới. A đã bị áp dụng biệnphápđưavàocơ sở giáo dục bắt buộc. Xin hỏi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sởgiáodụcbắtbuộc có phải gửi về cho bố A không? Trả lời: Theo Điều 107 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc gửi quyết định ápdụngbiệnpháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sởcai nghiệnbắtbuộc để thi hành được quy định như sau: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chínhcóhiệulực, Tòa án nhân dân đã ra quyết định phải gửi cho người bị áp dụng, Trưởng Công ancấphuyệnvà Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đã gửi hồ sơ đề nghị ápdụngbiện pháp xử lý hành chính, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và các cơ quanhữuquanđể thi hành theo quy định của pháp luật; quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trườnggiáodưỡngcòn được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Như vậy, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với HoàngAsẽ được gửi cho bố của Hoàng A. 67 Câu hỏi 101. Trần T bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã nhưng cố tìnhtrốntránhviệc thi hành. Xin hỏi, thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xãcủaTđược tính như thế nào? Trả lời: Theo Điều 108 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thời hiệu thi hành quyết địnhápdụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau: Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quyết định ápdụngbiệnpháp đưa vào trường giáo dưỡng hết thời hiệu thi hành sau 06 tháng, kể từ ngày quyết địnhcóhiệulực pháp luật. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và quyết định ápdụngbiệnpháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hết thời hiệu thi hành sau 01 năm, kể từ ngàyquyết địnhcó hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp người phải chấp hành quyết định cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thờihiệu quy định nêu trên được tính kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấmdứt. Như vậy, xét quy định trên, Trần T bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã nhưngcốtìnhtrốntránh việc thi hành thì thời hiệu thi hành quyết định được tính kể từ thời điểmhànhvi trốntránhchấm dứt. Câu hỏi 102. Pháp luật quy định như thế nào về việc thi hành quyết địnhđưavàotrường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vàocơsởcainghiện bắt buộc? Trả lời: Điều 110 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định việc thi hành quyết địnhđưavào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vàocơsởcainghiện bắt buộc như sau: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trườnggiáodưỡng,quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quyết định đưa vào cơ sở cai nghiệnbắt buộc, cơquan đã gửi hồ sơ đề nghị có trách nhiệm tổ chức thi hành như sau: Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơsởgiáo dục bắt buộc; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp huyện đưa người phảichấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 68 Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày người phải chấp hành quyết địnhbị tạmgiữ để đưa đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Câu hỏi 103. H bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vàocơsởgiáodục bắt buộc. Nhưng khi đưa quyết định cho H thì H cho biết mình đang mangthai hơn02tháng và xuất trình giấy khám thai của bệnh viện. Xin hỏi, trường hợp này, Hcóđượcmiễnchấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc không? Những trường hợpnàođượchoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dụcbắt buộc,cơ sở cai nghiện bắt buộc? Trả lời: Theo Điều 111 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, các trường hợp sauđượchoãnhoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơsởcainghiện bắt buộc: - Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơsởgiáodụcbắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp: + Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện; + Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đócư trú xác nhận. Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành. - Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơsởgiáodụcbắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp: + Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện; + Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trongviệcchấphành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy; + Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện. Xét trường hợp trên, H đang mang thai, đã có xác nhận của bệnh viện nên được miễnchấphành quyết định xử phạt hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Câu hỏi 104. N đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bắt buộc đượcmộtnửathời hạn. Xin hỏi, trong thời gian này, nếu N có tiến bộ r rệt thì có được xét giảmmột phầnhoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại không? Giảm thời hạn, tạmđìnhchỉ hoặcmiễnchấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơsởcainghiện bắt buộc được pháp luật quy định như thế nào? 69 Trả lời: Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trườnggiáodưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại Điều 112Luật xửlývi phạm hành chính năm 2012 như sau; Người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơsởcai nghiện bắt buộc đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì đượcxét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơsởgiáodụcbắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì đượctạmđìnhchỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếusaukhi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đóphảitiếp tục chấp hành; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lậpcôngthìđược miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểmnghèo, phụnữmangthai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối tượng ốm nặng, mắc bệnh hiểm nghèo mà không xác định được nơi cưtrúthuộctrường hợp được tạm đình chỉ chấp hành quyết định hoặc được miễn chấp hành phần thời giancònlại theo quy định thì được đưa về cơ sở y tế tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơsởgiáodụcbắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để điều trị. Xét trường hợp trên, N đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bắt buộcđãchấphành một nửa thời hạn. Trong thời gian này, nếu N có tiến bộ rõ rệt thì được xét giảmmột phầnhoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Câu hỏi 105. Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hànhquyếtđịnháp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưavàocơsở cai nghiện bắt buộc được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 113 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc quản lý người đượchoãnhoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáodưỡng, đưavào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định như sau: Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vàotrườnggiáodưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có tráchnhiệmtrìnhdiện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú. Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vàotrườnggiáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạmđãbị xửlý70 hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết địnhhoãnhoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết địnhđưavàotrường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vàocơsởcainghiện bắt buộc mà người đó tiếp tục sử dụng ma túy hoặc có căn cứ cho rằng người đóbỏtrốnthìTòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết địnhđóvàraquyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vàocơsởgiáodục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho cơ quan Công an cùngcấpnơi Tòaán đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định, cơ quan Công an phải tổ chức ápgiải đốitượng. Câu hỏi 106. Pháp luật quy định như thế nào khi người vi phạmhết thời hạnchấphành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính? Trả lời: Vấn đề này, Điều 114 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấnthì Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bảnsaochogia đình người đó. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưavàocơsở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giámđốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhậnchongườiđã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó, Tòa án nhân dân cấp huyệnnơi đãraquyết định, cơ quan quản lý trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiệnbắt buộc,Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốmyếukhông còn khả năng lao động thì sau khi hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào trườnggiáodưỡng,cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địaphươngnơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở. Câu hỏi 107. Trần V đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại trường giáodưỡng.Tuy nhiên, vì V có liên quan đến một vụ án nên Tòa án yêu cầu tạm thời đưa Vra khỏi trườnggiáo dưỡng để tham gia tố tụng. Xin hỏi, thời gian tạm thời đưa V ra khỏi trường giáodưỡngcóđược tính vào thời điểm chấp hành biện pháp xử lý hành chính không? 71 Trả lời: Điều 115 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởngtrườnggiáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết địnhtạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính ra khỏi nơi chấp hànhbiệnphápđóđể tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó. Thời gian tạm thời đưa ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính đượctínhvàothời hạn chấp hành biện pháp đó. Xét trường hợp trên, trong thời gian V đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạmhànhchínhtại trường giáo dưỡng mà có yêu cầu của Tòa án thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡngquyết địnhtạm thời đưa V ra khỏi trường để tham gia tố tụng trong vụ án mà V có liên quan. Thời giantạmthời đưa V ra khỏi trường sẽ được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng. Câu hỏi 108. Nguyễn Văn B bị áp dụng biện pháp xử lý hành chínhtại cơsởcainghiện bắt buộc được 15 ngày, sau đó do phát hiện hành vi vi phạmcủa Bcó dấuhiệuphạmtội, bị Tòa án xử phạt tù. Xin hỏi, thời hạn B đã chấp hành biện pháp xử lý hànhchínhtại cơsở cai nghiện bắt buộc có được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù không?Nếucóthìthời gian được tính cụ thể như thế nào? Trả lời: Về vấn đề này, Điều 116 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định áp dụng biện pháp xử lý hànhchính, nếuxét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩmquyềnphải chuyểnngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Đối với trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếusauđópháthiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạmmà chưahết thờihiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dânđãraquyếtđịnh áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn 03ngày, kểtừngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụnghìnhsựcóthẩm quyền. Trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì thời hạn đối tượng đã chấp hành biện phápđưavàotrường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộcđượctínhvào thời hạn chấp hành hình phạt tù; 1,5 ngày chấp hành biện pháp đưa vào trườnggiáodưỡng,đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính bằng 01ngàychấphành hình phạt tù. 72 Xét quy định trên, trường hợp B đã chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơsởcainghiện bắt buộc được 15 ngày sẽ được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Cứ1,5ngàychấphành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính bằng 01 ngày chấp hànhhìnhphạt tù.Theo đó, thời hạn B chấp hành hình phạt tù được tính là 10 ngày. Câu hỏi 109. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạmtội đượcthựchiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính được Luật xửlýviphạm hành chính quy định như thế nào? Trả lời: Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặctrongthời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính được quy định tại Điều 117 Luật xửlývi phạmhành chính năm 2012, cụ thể như sau: Trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đã thực hiệnhànhviphạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định, thì theo yêu cầu của cơ quantiếnhànhtố tụng hình sự có thẩm quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đang thi hành biệnphápgiáodục tại xã, phường, thị trấn hoặc Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giámđốc cơ sởgiáodụcbắtbuộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết địnhđốivới người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trườnghợpbịToà án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết địnhápdụng biện pháp xử lý hành chính; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tùthì ngườiđó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Câu hỏi 110. Xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơsởgiáodụcbắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy địnhnhưthếnào?Trả lời: Xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộcvừathuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại Điều 118 Luật xửlývi phạmhành chính năm 2012, cụ thể như sau: Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưavàocơsởgiáo dục bắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì áp dụngbiệnphápđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp người nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn thì áp dụng biệnphápđưavào cơ sở giáo dục bắt buộc. Cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện việc cai nghiện cho đối tượngnày.73 Trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi, đối tượng đang chấp hành quyết định tại cơsởcainghiện bắt buộc nếu có hành vi vi phạm các quy định tại Điều 94 của Luật xử lý vi phạmhànhchính thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sởgiáodụcbắtbuộc đối với đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào cơsởgiáodụcbắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên cơ sở hồ sơ hiệncóvàbiênbản về hành vi vi phạm mới gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiệnbắt buộc.Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến của Trưởng phòng Tư pháp về tínhpháplýcủa hồ sơ trước khi xem xét, gửi hồ sơ đề nghị Toà án nhân dân nơi có cơ sở cai nghiệnbắt buộcquyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Thủ tục xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với cácđối tượngnày thực hiện theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 111. Xin cho biết các biện pháp ngăn chặn và bảo đảmxử lý vi phạmhànhchính? Trả lời: Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, trong trường hợpcầnngănchặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người cóthẩmquyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính: - Tạm giữ người; - Áp giải người vi phạm; - Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hànhnghề; - Khám người; - Khám phương tiện vận tải, đồ vật; - Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làmthủtụctrụcxuất; - Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lýhànhchínhtrong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính; - Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vàocơsởgiáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn. 74 Câu hỏi 112. Pháp luật quy định như thế nào về nguyên tắc áp dụng biệnphápngănchặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính? Trả lời: Điều 120 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định nguyên tắc áp dụngbiệnphápngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như sau: Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người cóthẩmquyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các Điều từ 120 đến Điều 132 của Luật xửlýviphạm hành chính năm 2012, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trongtrườnghợpcần thiết theo quy định. Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạmhànhchínhphải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặnvàbảođảmxử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 113. Khi nào hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn? Trả lời: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định trong trường hợp việc ápdụngbiệnpháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính không còn phù hợp với mục đíchvàđiềukiện áp dụng theo quy định của Luật này thì quyết định áp dụng biện pháp đó phải được huỷbỏ. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảmxửlývi phạmhành chính quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặcthaythếbằng một biện pháp ngăn chặn khác (Điều 121 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Câu hỏi 114. Do có mâu thuẫn từ trước, đã 22 giờ đêm nhómcủa Dẩuđả, đánhnhauvới nhóm của S. Mặc dù đã được người dân can ngăn nhưng hai bên vẫn tấncôngnhau. Dođó, công an xã đã bắt giữ một số đối tượng đưa về trụ sở công an tạmgiữđể chờhômsaugiải quyết. Đề nghị cho biết pháp luật quy định như thế nào về tạmgiữ người theothủtụchành chính? 75 Trả lời: Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được Điều 122 Luật xử lý vi phạmhànhchính năm 2012 quy định như sau: - Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợpcầnngănchặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. - Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giaochongười bị tạm giữ một bản. - Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trongtrườnghợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từthời điểmbắt đầu giữ người vi phạm. Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừngnúi xaxôi,hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kểtừthờiđiểm bắt đầu giữ người vi phạm. Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơquancóthẩmquyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng. - Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thôngbáochogiađình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạmgiữ người chưathànhniên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạmgiữphảithông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết. - Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồngtạmgiữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩmquyềnraquyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạmgiữ hànhchínhhoặcbuồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làmviệc, nhưngphải bảo đảm các quy định chung. Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạmgiữngười vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồngtạmgiữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụnữhoặcngười nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ. Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùytheođiềukiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết địnhnơitạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ. - Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạmgiữ, phòngtạmgiam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạmgiữ. 76 Câu hỏi 115. Thẩm quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hànhchínhđượcpháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính được quy định tại Điều 123Luật xửlývi phạm hành chính năm 2012 như sau: Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích chongười khácquy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết địnhtạmgiữngười theo thủ tục hành chính: - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường; - Trưởng Công an cấp huyện; - Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòngCảnhsát trậttự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đườngthủy,Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, TrưởngphòngCảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạmvềmatuý,Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hànhánhình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạmvề môi trường; - Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạmtrưởng Trạmcôngancửa khẩu;- Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động; - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Độitrưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộcCụcđiềutra chống buôn lậu Tổng cục hải quan; - Đội trưởng Đội quản lý thị trường; - Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩucảng, Chỉhuy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biênphòngvàThủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo; - Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huytrưởng Vùng Cảnh sát biển; - Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đãrời sânbay, bến cảng, nhà ga; 77 - Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Người có thẩm quyền tạm giữ người quy định tại các điểm từ a đến i khoản 1 Điềunàycóthểgiao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải đượcthể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởngvàtrướcpháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kì cá nhânnàokhác.Câu hỏi 116. B gây gổ đánh nhau làm náo loạn cả khu phố. Công anđếnđưaBvềphường giải quyết, B không những không chấp hành mà còn kiên quyết chống đối, thóamạcông an, buộc họ phải áp giải B về Công an phường để giải quyết. Xin hỏi việc ápgiải Bcóđúng với quy định pháp luật không? Trả lời: Việc áp giải B về công an phường là đúng với quy định của pháp luật, Điều 124Luật xửlývi phạm hành chính năm 2012 quy định: Người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩmquyềnthì bị ápgiảitrong các trường hợp sau đây: a) Bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính; b) Đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộctheoquy định tại Khoản 2 Điều 132 của Luật này. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm. Câu hỏi 117. Từ nguồn tin tố giác của người dân, đoàn kiểmtra liên ngànhđãkhámxét nhà ông B và phát hiện ông B đang sản xuất ruu giả với khối lượng lớn. Đoànkiểmtrađãtạm giữ toàn bộ tang vật, phương tiện hành nghề. Xin hỏi, việc tạmgiữ tang vật, phươngtiên,giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính được pháp luật quy địnhnhưthếnào? Trả lời: Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định cụ thể việc tạmgiữtangvật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nhưsau: 1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủtụchànhchính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây: 78 a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết địnhxửphạt.Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khungtiềnphạt,thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của Khoản 3 Điều 60 của Luật này; b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạmgiữ thì sẽ gâyhậuquả nghiêm trọng cho xã hội; c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều này. 2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Khoản 1 Điều này phải đượcchấmdứtngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạmkhôngcòngây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành. Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, saukhinộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạmgiữ. 3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phươngtiệnvi phạmhành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩmquyền tạmgiữtangvật,phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tangvật, phươngtiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhândân,cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểmsoát viênthị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạmhànhchính.Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởngcủamìnhlà người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy địnhtại khoản1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễhưhỏngthì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặcthất thoátthì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết địnhtạmgiữthìphải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ. 5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cótráchnhiệmbảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánhtráohoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phươngtiệnphảichịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêmphongthì phải tiếnhành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hànhniêmphongtrước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằngvănbảnkèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm01bản. 79 6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạmhànhchính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờtheothứtự:giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liênquanđếntang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xửphạt. Nếucánhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt cóthểtạmgiữtang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại Khoản 10 Điềunày. 7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thứcxửphạttước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạmgiữ giấy phép, chứngchỉhành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hànhnghềtrong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứngchỉ hànhnghề của cá nhân, tổ chức đó. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứngchỉ hànhnghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với nhữngvụviệccó nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kểtừngàytạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Đoạn 2 Khoản 1 Điều 66 của Luật nàymàcần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báocáothủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằngvănbản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. 8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứngchỉ hànhnghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạmgiữthựctế. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứngchỉ hànhnghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều66củaLuật này, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này. 9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hànhnghềphảiđược lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạngcủatangvật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạmgiữ, người vi phạm;trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc khôngkýthì phảicó chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người cóthẩmquyềntạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản. 10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạmgiữđểbảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạmcóđịachỉrõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiềnbảolãnhthìcó thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩmquyền. 80 Câu hỏi 118. Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm201, tangvật,phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chínhsẽđượcxửlý như thế nào? Trả lời: Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc xử lý tang vật, phươngtiện, giấyphép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được quy định cụ thể nhưsau:1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứngchỉhành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổchứcnếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạmgiữ, tướcquyềnsửdụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phépđểviphạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lýhoặcngườisử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoảntiềntươngđương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cốýtrongviệcđể người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều26củaLuật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. 2. Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạmgiữđểbảođảmthi hành quyết định xử phạt theo Khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngaychongườibịxử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt. 3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏngthì ngườiraquyết định tạm giữ phải tổ chức bán ngay theo giá thị trường và việc bán phải được lậpthànhbiênbản. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếusauđótheoquyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộpvàongânsách nhà nước; trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả chochủsởhữu,người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. 4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạmgiữnếungườiviphạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác địnhđượcngườivi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúngvàniêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn30ngày, kểtừ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người cóthẩmquyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theoquyđịnhtại Điều 82 của Luật này. 81 5. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩmgâyhại chosức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm độc hại thì phải tiếnhànhtiêu hủy theo quy định tại Điều 33 của Luật này. 6. Đối với các chất ma túy và những vật thuộc loại cấm lưu hành thì tịch thu hoặctiêuhủytheo quy định tại Điều 33 và Điều 82 của Luật này. 7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưukho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời giantangvật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 của Luật này. Không thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phươngtiệnvi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạmhànhchính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện. Câu hỏi 119. Đang làm nhiệm vụ trên tuyến đường PhạmVăn Đồng, tổ côngtác113phát hiện một cô gái ăn mặc mát mẻ đi trên xe SH màu đen vượt đèn đỏ và phóngvới tốcđộcao. Tổ công tác 113 đã đuổi theo và yêu cầu dừng xe để kiểm tra thủ tục hànhchínhnhưngcô gái đó vẫn không chịu dừng xe nên để dừng xe buộc các chiến sỹ 113 phải vượt lênđểépxe của cô gái đó vào lề đường. Khi Tổ công tác dừng được xe của cô gái yêu cầukiểmtragiấytờ, các chiến sỹ cơ động thấy cô gái có nhiều biểu hiện nghi vấn sử dụng chất matúynênđãyêu cầu cô gái đó về trụ sở công an để tiến hành khám người cùng phương tiệngiaothông.Xin hỏi việc khám người theo thủ tục hành chính được pháp luật quy định nhưthế nào?Trả lời: Theo Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc khámngười theothủtụchành chính được quy định như sau: 1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứchorằngngười đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạmhànhchính. 2. Những người được quy định tại Khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết địnhkhám người theo thủ tục hành chính. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khámngay thì đồvật, tài liệu,phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài nhữngngười đượcquy định tại Khoản 1 Điều 123 của Luật này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viêncảnhsát biển,chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trườngđangthihành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng vănbảnchothủtrưởng của mình là một trong những người được quy định tại Khoản 1 Điều 123 của Luật nàyvàphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người. 82 3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khámngaytheoquy định tại Đoạn 2 Khoản 2 Điều này. 4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định chongười bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứngkiến. 5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khámngười vàbiênbảnkhám người phải được giao cho người bị khám 01 bản. Câu hỏi 120. Tại chốt kiểm tra giao thông đầu cầu Thăng Long, Tổ kiểmtrađãnhậnđược thông tin có ô tô khách mang biển kiểm soát X vận chuyển gỗ lậu. Tổ kiểmtrađãđónđợi và cho dừng xe để kiểm tra, phát hiện trên xe nhiều khối gỗ thuộc danh mục cấm. Xinhỏiviệc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính được pháp luật quyđịnhnhưthế nào? Trả lời: Theo Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc khámphươngtiệnvậntải,đồ vật theo thủ tục hành chính được quy định như sau: 1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiếnhànhkhi cócăn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạmhànhchính. 2. Những người được quy định tại Khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền khámphươngtiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. 3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khámngay thì tangvậtviphạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản2Điềunày,chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểmlâmviên,công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hànhcôngvụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngaychothủtrưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám. 4. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có quyết định bằng văn bản, trừtrườnghợpquy định tại Khoản 3 Điều này. 5. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiệnvậntải, đồvật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trườnghợpchủphương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 02 người chứngkiến.Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết địnhkhámvà biên bản phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phươngtiệnvậntải 01 bản. 83 Câu hỏi 121. Trường hợp nào cần phải khám nơi cất giấu tang vật, phươngtiệnvi phạm hành chính? Trả lời: Theo Điều 129 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì những trường hợpsaucầnkhám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: 1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hànhkhi cócăn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. 2. Những người được quy định tại Khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyềnquyết địnhkhám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấutangvật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấphuyệnxemxét, quyết định. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủnơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trongtrườnghợpngười chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khámkhôngthểtrìhoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02 người chứng kiến. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vàobanđêm, trừtrường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõlýdo vào biên bản. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạmhành chính phải cóquyếtđịnh bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khámnơi cất giấutangvật,phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám01 bản. Câu hỏi 122. Xin cho biết các biện pháp để ngăn chặn người nước ngoài tiếptụcthựchiện hành vi phạm pháp luật, khi người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Namtrongthờigian làm thủ tục trục xuất? Trả lời: Theo Điều 130 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc quản lý đối với ngườinước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được ápdụngkhicócăn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cảntrởviệcthihành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hànhvi phạmpháp luật. 84 Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấptỉnhnơi lậphồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạmphápluật trongthời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau: a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý; b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý; c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu. Câu hỏi 123. Xin hỏi, trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết địnhviệcápdụngcác biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưavàocơsởcai nghiện bắt buộc thì đối tượng bị áp dụng biện pháp này được giao cho ai quảnlý?Trìnhtự, thủ tục như thế nào? Trả lời: Điều 131 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau: 1. Trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định việc áp dụng các biện phápđưavàotrường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thì Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ quyết định giao gia đình hoặc tổ chức xã hội quảnlýngười có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp này. 2. Đối tượng vi phạm có nơi cư trú ổn định thì giao cho gia đình quản lý; trườnghợpkhông có nơi cư trú ổn định thì giao cho tổ chức xã hội quản lý. 3. Thời hạn quản lý được tính từ khi lập hồ sơ cho đến khi người có thẩmquyềnđưađối tượng đi áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quyết định của Tòa án. 4. Quyết định giao cho gia đình hoặc tổ chức xã hội quản lý phải ghi rõ: ngày, tháng, nămquyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, ngày, tháng, nămsinh, nơi cưtrúcủangười được giao quản lý hoặc tên, địa chỉ của tổ chức xã hội được giao quản lý; họ, tên, ngày,tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được quản lý; lý do, thời hạn, trách nhiệmcủa người đượcquản lý, trách nhiệm của người hoặc tổ chức quản lý và trách nhiệm của Ủy ban nhândâncấpxãnơi đối tượng cư trú; chữ ký của người quyết định giao quản lý. Quyết định này phải đượcgửingay cho gia đình hoặc tổ chức xã hội nhận quản lý, người được quản lý để thực hiện. 5. Trong thời gian quản lý, gia đình, tổ chức xã hội được giao quản lý có tráchnhiệmsau:a) Không để người được quản lý tiếp tục vi phạm pháp luật; b) Bảo đảm sự có mặt của người được quản lý khi có quyết định đưa vào trườnggiáodưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 85 c) Báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định giaoquảnlýtrong trường hợp người được quản lý bỏ trốn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. 6. Trong thời gian quản lý, người được quản lý có trách nhiệm sau: a) Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tạm trú, tạmvắng. Khi đi rakhỏi địabàn xã, phường, thị trấn để ở lại địa phương khác phải thông báo cho gia đình, tổ chức xãhội đượcgiao quản lý biết về địa chỉ, thời gian tạm trú tại đó; b) Có mặt kịp thời tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã khi được Chủ tịch Ủy bannhândâncấp xã yêu cầu. 7. Trong thời gian quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản lý đối tượngquyđịnh tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau: a) Thông báo cho gia đình, tổ chức xã hội được giao quản lý và người được quảnlývềquyền và nghĩa vụ của họ trong thời gian quản lý; b) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ gia đình, tổ chức xã hội được giao quản lý trongviệcquản lý, giám sát người được quản lý tại nơi cư trú; c) Khi được thông báo về việc người được quản lý bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc cóhànhvivi phạm pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo ngay cho cơ quanCôngancấp huyện để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 124. Những trường hợp nào thì cần phải truy tìm đối tượng đã cóquyếtđịnhđưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sởcai nghiệnbắtbuộc? Trả lời: Điều 132 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: 1. Trong trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vàocơsởgiáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vàotrườnghoặccơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìmđối tượng. 2. Trong trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáodụcbắt buộc,cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giámđốc cơ sởgiáodụcbắtbuộc và Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quanCôngancótrách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiệnbắt buộctrong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại trường hoặc cơ sở. 3. Đối với người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấphànhquyếtđịnh tại trường giáo dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu khi truy tìmđược mà người đóđã86 đủ 18 tuổi thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cótrườnggiáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếucóđủđiềukiện thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. 4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụngbiệnphápđưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiệnbắt buộc. Câu hỏi 125. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưathànhniênđược quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ngoài những nguyêntắcxửlýviphạm hành chính đối với người chưa thành niên quy định tại Điều 3 của Luật, việc xửlýđối vớingười chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây: 1. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiệntrongtrườnghợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trởthànhcôngdân có ích cho xã hội. Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người cóthẩmquyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thànhniên. Biệnpháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xửlýkhácphùhợp hơn; 2. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năngnhậnthức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyênnhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xửlýhànhchínhphù hợp; 3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thànhniênvi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạmhànhchính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì khôngápdụnghình thức phạt tiền. Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiềnthì mứctiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp khôngcótiềnnộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặcngườigiám hộ phải thực hiện thay; 4. Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêngtưcủangười chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ; 87 5. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xemxét áp dụngkhi cóđủcác điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xửlývi phạmhành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính. Câu hỏi 126. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 135 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau: 1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. 2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên baogồm: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lâylandịchbệnh; c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, câytrồngvà môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại; d) Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạmhoặcbuộcnộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quyđịnhcủa pháp luật. Câu hỏi 127. Người chưa thành niên khi vi phạm pháp luật cần áp dụngcácbiệnpháp xử lý hành chính như thế nào? Trả lời: Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 tại Điều 136 quy định các biệnphápxửlýhành chính đối với người chưa thành niên: Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với người chưa thànhniênviphạm pháp luật theo quy định tại Chương I Phần thứ ba của Luật này. Người chưa thànhniênbịápdụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được cha mẹ hoặc người giámhộquảnlý, 88 trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì phải ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sởtrợgiúptrẻem; được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; thamgia cácchươngtrình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng đối với người chưa thànhniênviphạm pháp luật theo quy định tại Chương II Phần thứ ba của Luật này. Câu hỏi 128. Thời hạn được coi là chưa xử lý vi phạm hành chính đối với người chưathành niên được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 137 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì người chưa thànhniênđượccoi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấphànhxongquyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu trong thời hạn01năm,kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết địnhxửlýmà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Câu hỏi 129. Trường hợp nào thì sử dụng biện pháp nhắc nhở đối với người chưathànhniên? Trả lời: Điều 139 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: 1. Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra nhữngvi phạmdongười chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạmhànhchính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ cácđiềukiệnsau: a) Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo; b) Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hànhvi viphạm của mình. 2. Căn cứ quy định nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụngbiệnphápnhắc nhở. Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ. 89 Câu hỏi 130. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, người chưathànhniênđược quản lý tại gia đình trong trường hợp nào? Trả lời: Theo Điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì quản lý tại gia đìnhlàbiệnpháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộcđối tượngquy định tại Khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau: - Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hànhvi vi phạm của mình; - Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này; - Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyệnnhậntrách nhiệm quản lý tại gia đình. Căn cứ quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụngbiệnphápquản lý tại gia đình. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại giađìnhcóhiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định chogiađìnhvàphân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện. Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc thamgia cácchươngtrình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năngsốngtạicộng đồng. Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạmphápluậtthì người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này quyết định chấmdứt việc ápdụngbiệnpháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.

 BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ ĐÁP ÁN (PHẦN 2)

(Về Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Sửa đổi, bổ sung năm 2020)

------------------------------------

20 câu hỏi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

1. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính?

A. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

B. Một hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt nhiều lần.

C. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

D. Một hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt tối đa hai lần.

* Đáp án: A

* Quy định của pháp luật: Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật Xử pý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”.

2. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính?

A. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

B. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

C. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

D. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.

* ĐÁP ÁN: C

* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).

3. Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

A. Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 18 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

C. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

D. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 18 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

* ĐÁP ÁN: C

* Quy định của pháp luật: Điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”.

4. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?

A. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc được tính từ thời điểm bắt đầu hành vi vi phạm.

B. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

C. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc được tính từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

D. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

* ĐÁP ÁN: D

* Quy định của pháp luật: Điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm”.

5. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?

A. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện được tính từ thời điểm bắt đầu có hành vi vi phạm.

B. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện được tính từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

C. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

D. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện được tính từ ngày đầu tiên thực hiện hành vi vi phạm.

* ĐÁP ÁN: C

* Quy định của pháp luật: Điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm”.

6. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung), thời gian ban đêm được tính từ:

A. 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

B. 21 giờ ngày hôm trước đến 07 giờ ngày hôm sau.

C. 22 giờ ngày hôm trước đến 07 giờ ngày hôm sau.

D. 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

* ĐÁP ÁN: D

* Quy định của pháp luật: Khoản 2 Điều 8 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau”.

7. Tình tiết nào dưới đây là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính?

A. Người vi phạm hành chính là phụ nữ.

B. Người vi phạm hành chính là người đang nuôi con trên 36 tháng tuổi.

C. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.

D. Người vi phạm hành chính là người cao tuổi.

* ĐÁP ÁN: C (Khoản 7 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020)

* Quy định của pháp luật: Khoản 7 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định tình tiết giảm nhẹ là “Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu”.

8. Tình tiết nào dưới đây không phải là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính?

A. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.

B. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi.

C. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.

D. Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

* ĐÁP ÁN:  D

* Quy định của pháp luật: Điểm c Khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định tình tiết tăng nặng là “Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính”.

9. Tình tiết nào dưới đây là tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính?

A. Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm.

B. Vi phạm hành chính do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.

C. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra.

D. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.

* ĐÁP ÁN:  A

* Quy định của pháp luật: Điểm c Khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định tình tiết tăng nặng là “Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm”.

10. Tình tiết nào dưới đây là tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính?

A. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

B. Người vi phạm hành chính đã tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính.

C. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.

D. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.

* ĐÁP ÁN: C

* Quy định của pháp luật: Điểm k Khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định tình tiết tăng nặng là “Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính”.

11. Không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp nào dưới đây?

A. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.

B. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

C. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ 18 tuổi.

D. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính đang nuôi con trên 36 tháng tuổi.

* ĐÁP ÁN: A

* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp “Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết”.

12. Trường hợp nào dưới đây không thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính?

A. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng.

B. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

C. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ.

D. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng.

* ĐÁP ÁN: B

* Quy định của pháp luật: Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung)

13. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính?

A. Cảnh cáo, Phạt tiền.

B. Cảnh cáo, Phạt tiền, Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

C. Cảnh cáo, Phạt tiền, Đình chỉ hoạt động có thời hạn.

D. Cảnh cáo, Tước quyền sử dụng giấy phép, Đình chỉ hoạt động có thời hạn.

* ĐÁP ÁN: A

* Quy định của pháp luật: Khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Hình thức xử phạt Cảnh cáo, Phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính”.

14. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

A. Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất.

B. Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất.

C. Cảnh cáo Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đưa vào trường giáo dưỡng; Trục xuất.

D. Cảnh cáo; Phạt tiền; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

* ĐÁP ÁN: B

* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).

15. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính?

A. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện.

B. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

C. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.

D. Buộc nộp tiền bị xử phạt vi phạm hành chính.

* ĐÁP ÁN: D

* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).

16. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính?

A. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.

B. Buộc trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

D. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện.

* ĐÁP ÁN: B

* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).

17. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính?

A. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.

B. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng.

C. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

D. Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

* ĐÁP ÁN: C

* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).

18. Đối tượng nào dưới đây là đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?

A. Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

B. Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 17 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

C. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

D. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

* ĐÁP ÁN: D

* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm “Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự”.

19. Đối tượng nào dưới đây là đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?

A. Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.

B. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 17 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.

C. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.

D. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.

* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm “Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự”.

20. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính?

A. Khám phương tiện vận tải, đồ vật.

B. Áp giải người vi phạm.

C. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

D. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

* ĐÁP ÁN: C

* Quy định của pháp luật: Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung)./.

 BỘ CÂU HỎI TÌNH HUỐNG VÀ ĐÁP ÁN (PHẦN 3)

(Về Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Sửa đổi, bổ sung năm 2020)

------------------------------------

BỘ CÂU HỎI TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG

Tổng số: 10 Tình huống

 

Câu hỏi 1: Gần nhà Tôi sắp có dự án xây dựng, có thể cho Tôi biết điều kiện để khởi công xây dựng công trình được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 107 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020) quy định điều kiện khởi công xây dựng như sau:

1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

a)  Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;

b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;

c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;

d) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật;

đ) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;

e) Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.

2. Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Câu hỏi 2: Do nhu cầu gấp về chỗ ở, anh Tôi đang thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ trên đất ở tại đô thị mà không xin phép xây dựng thì bị xử phạt hành chính như thế nào? Sau khi bị xử phạt có cho phép công trình nhà ở của anh Tôi được tồn tại không?

 

Trả lời:

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ. Đồng thời, tại khoản 15 Điều 16 và Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định về biện pháp khắc phục hậu quả, quy định như sau:

- Công trình đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự sau: tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.

- Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp giấy phép, về thẩm định và bổ sung thêm hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

Sau khi bị xử phạt có cho phép công trình nhà ở của Tôi được tồn tại không?

Trả lời: Cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh. Trường hợp biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải buộc tháo dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh.

Câu hỏi 3: Công trình xây dựng đang thi công bên cạnh nhà bà Tư mà không che chắn và để vật liệu xây dựng rơi xuống khu vực xung quanh, gây mất an toàn xung quanh thì bị xử lý ra sao?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, quy định: xử phạt hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác;

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Câu hỏi 4: Do nhu cầu cấp thiết về chỗ ở nên anh B có mua một thửa đất vườn để xây dựng nhà ở không xin phép xây dựng. Xin hỏi trường hợp của anh B sẽ bị xử lý thế nào?

Trả lời:

Trường hợp này là xây dựng công trình trên đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Căn cứ khoản 11 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, quy định như sau: Đối với các công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai thì xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Như vậy, trường hợp anh B sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Câu hỏi 5: Chúng Tôi là người dân có thể giám sát biết được công trình đang thi công xây dựng có giấy phép xây dựng hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định: chủ đầu tư có trách nhiệm công khai nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công xây dựng để tổ chức, cá nhân theo dõi và giám sát theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp, chủ đầu tư không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Câu hỏi 6: Công trình liền kề đang thi công xây dựng, gây ra hiện tượng lún nứt nhà chị C, xin cho hỏi trong trường hợp này thì có bị xử phạt không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, quy định như sau: Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Câu hỏi 7: Nhà cạnh nhà anh X đang thi công, đã bị Ủy ban nhân dân phường lập biên bản vi phạm hành chính và buộc dừng thi công xây dựng do không có giấy phép xây dựng nhưng chủ nhà đó vẫn tiếp tục cho nhà thầu thi công thì trường hợp này bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, quy định: xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính thì bị Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ. Đồng thời xử phạt nhà thầu từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định 16/2022/NĐ-CP và tước quyền sử dụng chứng chỉ năng lực hoặc chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm được quy định tại điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Câu hỏi 8: Anh N bị xử phạt vi phạm hành chính tại quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép. Nhưng hiện nay anh N đang gặp khó khăn về kinh tế, xin hỏi anh N có thể đóng phạt nhiều lần không? Nếu được đóng phạt nhiều lần thì thủ tục thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung tại khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 quy định: Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;

- Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

Như vậy, nếu anh N đủ điều kiện nêu trên thì làm đơn để được xem xét giải quyết.

Câu hỏi 9: Bà H được cấp phép xây dựng nhà ở với diện tích 100m2 (ngang 5m, dài 20m), nhưng gia đình không đủ tiền nên đã xây dựng với diện tích 80m2 (ngang 5m, dài 16m). Xin hỏi như vậy thì bà H bị xử lý ra sao?

Trả lời:

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng, công trình thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính thì phải điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi tiến hành xây dựng, nếu không xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công thì đã có hành vi vi phạm xây dựng sai phép, bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định.

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, quy định mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:

1. Từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.

2. Từ 50.000.000 - 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.

Câu hỏi 10: Nhà chị K nằm trong dự án Khu dân cư có quy hoạch 1/500, theo chủ đầu tư dự án thì nhà tôi chỉ được xây dựng tối đa là 4 tầng, theo chị K được biết thì nhà chị K được miễn giấy phép xây dựng, nếu chị K xây dựng thêm 01 tầng thành 5 tầng thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 56 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng, nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm: kiểm tra sự đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, sự tuân thủ của việc xây dựng với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra sự phù hợp của việc xây dựng với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế đã được thẩm định đối với trường hợp thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định. Như vậy trường hợp trên là công trình được miễn giấy phép xây dựng thì sai sẽ bị xử lý sai quy hoạch.

Do đó, hành vi trên sẽ bị xử phạt về hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Cụ thể: phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không đúng quy hoạch xây dựng. Và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Điểm c Khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP là buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi trên.

Luật gia Vlog NGUYỄN KIỆT tổng hợp và phân tích

VIDEO:

(đang cập nhật)

BỘ CÂU HỎI LIÊN QUAN:

(đang cập nhật)

GÓC BÁO CHÍ:

  • Tapchitoaan-Những vướng mắc, bất cập của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 trong quá trình triển khai áp dụng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét